Buổi |
Chủ đề |
Nội dung chi tiết |
1
|
Nguồn gốc của sự giàu có
|
1. Tiền và nguồn gốc của sự giàu có
- Tiền từ đâu mà có? ==> Từ lao động!
- Để trở nên xuất sắc (giàu có) bạn cần tuân theo Quy luật 10.000 giờ
- Tiền là gì? ==> là ý tưởng, được thực hiện!
- Cách phân bổ 10.000 giờ rèn luyện một cách hiệu quả, bạn cần có kế hoạch
2. Kế hoạch được xây dựng thế nào
- Có 3 loại kế hoạch về tiền, mà bạn cần phải xây dựng: Kế hoạch an toàn, thoải mái, giàu có?
- Đặc điểm của mỗi loại kế hoạch
- Tại sao ta muốn giàu có mà lại PHẢI làm bắt đầu từ các kế hoạch an toàn và thoải mái
- Mẫu biểu của kế hoạch, có form tiêu chuẩn nào hay không?
3. Làm thế nào để tạo ra một mẫu biểu kế hoạch hoàn chỉnh
- Xác định được các mục tiêu sao cho đúng?
- Xác định các điểm đo lường sự tăng trưởng (KPI) để đạt được các mục tiêu
- Xác định danh mục các việc cần làm để đạt được từng điểm tăng trưởng (KPI)
- Xác định các chỉ tiêu cần thiết để các việc được coi là hoàn thành ==> từ đó ra được mẫu biểu
- Mục tiêu an toàn? Thoải mái? Giàu có?: Về mặt quy mô con số cụ thể và thời gian cần đạt được các con số đó
- Các cách thực hiện: 1- xin việc đi làm; 2- bán cái gì đó của mình hoặc của ai đó; 3-Xây dựng một doanh nghiệp, 4- Đầu tư tài sản
- Xin việc đi làm: Cần có năng lực, hoặc quan hệ, hoặc có kinh nghiệm xin việc
- Bán hàng: Cần có các mối quan hệ, hoặc năng lực về bán hàng
- Xây dựng doanh nghiệp: Cần có năng lực về nghề doanh nhân = Bản lĩnh, và khả năng tính toán của doanh nhân
- Đầu tư tài sản: Cần có năng lực về đầu tư = Liều lĩnh, và khả năng tính toán của một nhà đầu tư
- Thống kê hiện trạng và xác định nguyên tắc xây dựng kế hoạch

4. Thần chú động lực cần thiết
5. Nguồn lực cần huy động
- Lên danh sách nguồn lực kiến thức cần thiết, những thay đổi cần thiết của bản thân cần phải chú ý rà soát
6. Bài tập và tổng kết các keywords
|
2
|
Thực hành tư duy giàu có
|
1. Tiền là ý tưởng được thực hiện
- Sơ đồ IKASH, từ tư duy tới hành vi đời sống
- Ý tưởng xuất phát từ tư duy của chúng ta mà ra
- Tư duy là gì? Là các liên kết của các neron thần kinh trong não của chúng ta
- Thay đổi tư duy là bẻ gãy các liên kết cũ, đồng thời tạo liên kết mới
2. Niềm tin xuất phá từ tư duy của bạn
- Tư duy có 4 vùng:
- Biết những gì tôi biết ==> niềm tin vững chãi
- Không biết những gì tôi không biết ==> Vùng mờ
- Tôi không biết những gì tôi biết ==> Vùng bản năng
- Tôi biết những gì tôi không biết ==> Vùng có thể hỏi
- Độ vững trãi của niềm tin chính là độ vững trãi của liên kết tư duy
- Thay đổi niềm tin = sự thay đổi tư duy, làm thế nào để thay đổi gốc rễ tư duy?
3. Làm thế nào để thay đổi gốc rễ tư duy của mình: đang liên kết nghèo ==> tạo liên kết giàu có?
- Xác định quan điểm (góc nhìn) của mình về các vấn đề đời sống
- Chia sẻ và lắng nghe các phản hồi
- Ứng dụng 6 chiếc mũ tư duy để suy ngẫm về các phản hồi, để tìm ra điều bạn muốn thực sự
- Xác lập quan điểm mới (góc nhìn mới) ==> Bạn bắt đầu tạo ra liên kết mới
4. Một số quan điểm nghèo, nhiều người mắc phải
- Lỗi không phải tại tôi, nó xảy ra bất ngờ mà!
- Cuộc sống toàn những khó khăn, không ai giúp tôi cả!
- Tập trung vào các khó khăn, góc nhìn tiêu cực của vấn đề!
- Suy nghĩ nhỏ, mong muốn nhỏ, dễ thỏa mãn!
- Tiền không quan trọng, không quản lý tiền bạc của mình!
- Giao du thường xuyên với người thất bại và tiêu cực!
- Muốn giàu! Bực tức/chê bai/hoài nghi người giàu có khác!
- Muốn được trả công theo thời gian!
- Chăm chỉ sẽ giàu! (“Cần cù bù thông minh” có thực sự đúng ở thời đại này?)
- Để sợ hãi chi phối hành động!
- Định kiến về bán hàng, kinh doanh, & đầu tư!
- Luôn suy nghĩ ở trong vấn đề của mình!
- Không biết cách đón nhận và cho tặng!
- Từ bỏ quá sớm, trước khi tìm giải pháp!
- Kiên định quá lâu, mà không có kế hoạch!
- TÔI BIẾT RỒI! Tôi đã trải qua rồi/đã thấy rồi, không làm được đâu!
5. Các quan điểm giàu cần xác lập
- TÔI TẠO RA CUỘC ĐỜI TÔI! Tôi sẽ học hỏi để chịu trách nhiệm được!
- Tập trung vào các cơ hội, tìm kiếm các cơ hội!
- Tham gia cuộc chơi tiền bạc là để chiến thắng!
- Suy nghĩ lớn, tầm nhìn xa, hành động dứt khoát!
- Tôn trọng giá trị của bản thân, giá trị các quan điểm của mình!
- Kết giao với người thành công và tích cực! để hợp tác với họ,
- Ngưỡng mộ, nghiên cứu và học hỏi từ những người thành công!
- Suy nghĩ ở ngoài vấn đề, hành động giải quyết vấn đề của mình!
- Biết cách đón nhận và cho tặng!
- Muốn được trả công theo kết quả của sức lao động!
- Tiền là quan trọng, biết cách quản lý tiền bạc của mình!
- Biết từ bỏ đúng lúc, tập trung vào tổng tài sản của mình!
- Tìm giải pháp để có được cả ba: Thời gian – sức khỏe – tiền bạc!
- Biết dùng tiền để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả!
- Hành động vượt qua sự sợ hãi! Nhận thức được sự sợ hãi của mình,
- Học hỏi, trải nghiệm, phát triển nhận thức, & trao quyền!
6. Bài tập thực hành
- Liệt kê ra bệnh nặng nhất
- Liệt kê ra tư duy giàu mình muốn có nhất
- Xây dựng kế hoạch thay đổi: Tìm “người thầy” phù hợp với mình
- Học & Hỏi & Tập
- Quán xét môi trường sống của bạn
|
3
|
Thực hành ngôn từ giàu có
|
1. Bản chất của ngôn từ
- Ngôn từ = danh từ + tính từ + động từ + trạng từ
- Cách liên kết các từ sẽ tạo nên ý nghĩa của câu, của đoạn văn, của bài văn, của câu chuyện, của cuộc đời một người
- Phần nào đó nó biểu hiện bề mặt của các liên kết neron thần kinh, cách một người tư duy
- Bạn lắng nghe người ta nói, bạn sẽ đoán được cách họ nghĩ ra sao!
2. Ngôn từ bạn dùng từ đâu mà có
- Từ 6 người thầy mà có được
- Muốn thay đổi hệ thống ngôn từ ==> thay đổi người thầy của bạn
3. Ngôn từ được biểu hiện khi nào
- Nơi xuất hiện ngôn từ của bạn: Giao tiếp bạn bè, Thảo luận công việc, Viết lách của bạn
- Ai thấy được ngôn từ của bạn: Người nghe, người đọc, chính bạn
- Người có tư duy nghèo sẽ dễ nghe & đồng thuận những ngôn từ nghèo, và ngược lại
4. Sự khác nhau giữa ngôn từ nghèo, ngôn từ giàu, ngôn từ thoải mái?
- Mục đích sử dụng ngôn từ: nghèo – từ dùng phi mục đích, Giàu có – từ dùng có mục đích rõ ràng/dứt khoát, thoải mái – từ dùng đa nghĩa/hoặc tùy tiện (vì thoải mái có hai trạng thái – thoải mái của người già “trưởng thành, hiểu biết, nhận thức đầy đủ” và thoải mái của đứa trẻ “ngô nghê, tùy tiện, hồn nhiên, chưa đạt tư duy giàu có”)
- Năng lượng của ngôn từ: nghèo là năng lượng âm, còn các cấp độ khác là năng lượng dương, làm chủ sự giàu có là năng lượng lớn nhất
- Ngôn từ tiêu cực như bóng tôi, bạn không thể cố gắng không nói nó ==> bạn chỉ có thể tập trung nói từ ngữ giàu có, bóng tối sẽ tự lùi xa
5. Liệt kê danh mục ngôn từ bạn thường xuyên sử dụng
- Danh mục 100 từ ngữ hoặc câu mà bạn cho là từ ngữ nghèo mà bạn thường dùng
- Danh mục 100 từ ngữ hoặc câu mà bạn cho là từ ngữ giàu mà bạn thay thế nó
- Tìm cho mình một người thầy phù hợp để giúp góp ý với bạn
6. Bài tập thực hành
- Tìm ba vấn đề bạn muốn chuyển đổi nhất
- Tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về nó: Đọc 100 bài viết, sách từ những tác giả khác nhau, và trao đổi với 4-6 người về vấn đề đó, từ người không biết tới người mà bạn nghĩ là họ biết vấn đề đó một cách rõ ràng nhất
- Suy ngẫm về những thay đổi cần thiết, & các hành động cần phải bỏ đi (Câu nói bỏ đi, hành vi bỏ đi), sau đó tìm từ ngữ khác thay thế vào chỗ bỏ đi đó
- Mỗi tối có thể suy ngẫm thêm về người khác: để làm rõ quan điểm của mình (gọi là phương pháp học giả lập)
|
4 |
Thực hành hành vi giàu có |
1. Nguồn gốc của các hành vi con người
- Hành vi là pha cuối cùng của một chuỗi tư duy
- Động lực của hành vi là từ Tình yêu và sự sợ hãi
- Hành vi mang theo lịch sử và ước muốn của mỗi người
- Biểu hiện từ tư duy tới hành vi (Sơ đồ ma trận IKASH)
2. Thế nào được gọi là những hành vi giàu có
- Là các hành vi có chủ đích cho sự giàu có, có nhận thức về các chủ đích giàu có đó một cách chính đáng và “ĐẠO ĐỨC” (Đạo đức dùng ở đây có hai ý nghĩa:
- 1- sự tốt đẹp, điều tốt của con người theo chuẩn mực xã hội;
- 2- Tính triết học, tính quy luật trong Đạo Đức Kinh của Lão Từ)
3. Khoa học về hành vi
- Lịch sử: Có từ trước công nguyên, dùng 4 yếu tố để miêu tả: Đất, nước, lửa, khí
- Hồ sơ hành vi DISG, tôi học từ người thầy Thụy sỹ của mình
- Các nội dung chính của hồ sơ hành vi DISG
- Mục tiêu, sự lo ngại, mong muốn, động lực của mỗi nhóm D-I-S-G
- Tự nhận thấy, mọi người nhận thấy
- Có động lực hơn khi được các sự trợ giúp như thế nào
- Được thuyết phục bởi những người như thế nào
- Gia tăng hiệu quả khi nào
- Cần được hỗ trợ bởi những người như thế nào
4. Ứng dụng vào luyện tập hành vi giàu có
- Thấu hiểu chính mình: Đọc và tìm ra đặc điểm của mình có nhiều nhất ở nhóm hành vi nào
- Thấu hiểu người cần thiết để giúp mình phát huy nội lực của mình
- Có cần test hồ sơ hành vi hay không? Bản test có đúng không? Có nên test không
5. Xác lập mục đích giàu có thực sự của bạn
- Vũ trụ này có ba loại việc: Việc của mỗi cá thể – Việc của cả thể khác – Việc của thượng đế
- Đời người có ba việc phải lo: Thời gian – Sức khỏe – Tiền bạc
- “Con người sẽ cao nhất có thể” vậy cao nhất của bạn về tiền bạc là bao nhiêu?
- Thời gian thì bằng nhau ==> Bạn sắp xếp làm đúng việc của mình, đúng bổn phận của mình, bạn sẽ không bận
- Sức khỏe: Lão Từ nói: “10 người sinh ra, 3 người không biết dưỡng sinh cũng khỏe, 3 người biết dưỡng sinh cũng yếu, 3 người biết dưỡng sinh mới khỏe” ==> 1 người còn lại đâu?
- Tiền bạc: bạn quyết tâm đạt được bao nhiêu?
6. Bài tập thực hành
- Xác định nhóm hành vi của bản thân
- Xác định mục tiêu giàu có của bản thân
- Lên danh sách các hành vi mình cần chú ý thay đổi
- Mỗi tối suy ngẫm: Hôm nay tôi đã nói gì chưa phải giàu có, làm gì chưa phải là hành vi giàu có, nếu được nói lại thì tôi sẽ thay bằng câu nào, từ nào, hành vi nào?
- Mỗi tối có thể suy ngẫm thêm về người khác: để làm rõ quan điểm của mình (gọi là phương pháp học giả lập)
|
5
|
Tài chính cá nhân, tiền từ đâu mà có? |
1. Kim tứ đồ ESBI là gì?
- Sự nghiệp là gì?: Tiền & danh
- Sự nghiệp từ đâu mà có?: Khi bạn làm nghề nghiệp ==> Làm nghề nghiệp thì tạo ra tiền
- Kim tứ đồ là công cụ phân loại 4 cách kiếm tiền bằng bốn loại nghề nghiệp khác nhau
- Làm nghề chuyên môn, Làm nghề bán hàng, Làm nghề doanh nhân, và Làm nghề đầu tư
2. Tại sao nó quan trọng?
- Có lý luận nền tảng về sự giàu có: (Cơ sở lý luận)
- Có lý luận phân biệt (Cơ sở lý luận)
- Có lý luận về sự dịch chuyển (Phương pháp luận
- Bạn cần phải cải sửa hành vi của bản thân: từ nghĩ, tới cách bạn sử dụng ngôn từ, tới cách bạn giải quyết vấn đề
3. Điểm mạnh của ESBI
- Hướng dẫn theo kiểu các câu chuyện có tính hệ thống cao
- Nội dung đa tầng nghĩa, nhưng đòi hỏi sự suy ngẫm có tính logic cao
4. Điểm yếu của ESBI
- Phù hợp với nhóm người có xuất phát điểm tương đồng câu chuyện ==> Ai tin thì học
- Dài tận 13 tập, tính hệ thống cao ==> nên những người có tư duy logic dễ học hơn những người
5. Tiền từ đâu mà có?
- Từ lao động mà có được
- Con người lao động có hai thiên hướng: Lao động bằng trí óc & lao động chân tay
6. Ứng dụng ESBI vào đời sống
- Tư duy: An toàn – Thoải mái- Giàu có
- Cách thực hành: Thống kê – phân tích – kế hoạch
- Việc cần làm ngay của bạn là gì? ==> tham gia chương trình 90 ngày thực hành
|